Tin thị trường

Dự báo xu hướng đầu tư năm 2022

23/03/2022

Năm 2021, năm bùng nổ của 2 kênh đầu tư chính là chứng khoán và Bất động sản. Bất chấp những khó khăn do dịch bệnh, những tháng ngày toàn Miền Nam bị lock down thì 2 thị trường này vẫn luôn nóng bỏng. Không ít người đã kiếm bộn tiền từ việc đầu tư vào 2 kênh này. Bước sang năm 2022 ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc đầu tư và liệu rằng kênh đầu tư nào sẽ hiệu quả nhất?

Tại Việt Nam, không có nhiều kênh đầu tư chủ yếu vẫn xoay quanh như Bất động sản, gửi tiết kiệm, chứng khoán, Vàng, ngoại tệ và tiền số. Trong số các kênh đầu tư này liệu kênh nào sẽ hiệu quả nhất trong năm 2022, điểm qua 1 số kênh:

1. Thị trường chứng khoán

Mặc dù dịch bệnh và sự khó khăn của không ít ngành nghề, cộng với lãi suất tiền gửi giảm khiến cho lượng tiền lớn chảy vào kênh này. Tính từ tháng 11 năm 2020 đến nay, số lượng nhà đầu tư (NĐT) mới gia nhập thị trường chứng khoán luôn ở mức cao. Chỉ trong 1 năm qua, đã có đến gần 1,5 triệu tài khoản mở và điều này giúp thị trường có lượng tiền mới vô cùng lớn chảy vào.

Chỉ số VN-Index tăng 37% và có hàng trăm mã cổ phiếu tăng hàng trăm %, thậm chí cả nghìn % chỉ trong năm qua. Tăng nóng và đầy hấp dẫn cộng với kiếm tiền nhanh là lý do duy nhất để những NĐT mới tham gia vào. Những NĐT mới không có nền tảng kiến thức, họ tham gia vào các nhóm room chat và mua theo sự tư vấn của các nhà môi giới. Chiến lược mua là thắng đã giúp không ít NĐT kiểu này kiếm lợi nhuận lớn. Điều họ quan tâm chỉ là 3 chữ cái, tức là tên của mã cổ phiếu chứ không cần biết đó là Doanh nghiệp nào. Nhiều DN thua lỗ, thậm chí gần như phá sản giá cổ phiếu tăng mạnh. Điều này là một rủi ro rất lớn mà thị trường sẽ phải đối mặt.

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi đầu tư, và sự dễ dãi sẽ phải trả giá đắt khi thị trường gặp khó khăn. Năm 2022 kinh tế có nhiều cơ hội để tăng trưởng mạnh trở lại khi tỷ lệ tiêm chủng phủ rộng và mũi tăng cường thứ 3 được triển khai. Nhưng điều đó không hẳn sẽ là bệ đỡ cho thị trường này bởi đà tăng mạnh của nó trong 2 năm vừa qua. Vì thế, năm 2022 được đánh giá là năm đầy khó khăn với kênh đầu tư này.

Về dài hạn, TTCK vẫn luôn là kênh đầu tư phù hợp với tất cả mọi người bởi mức vốn cần nhỏ, tính thanh khoản cao và vô cùng đa dạng lựa chọn hàng hóa. Điều cần nhất với họ khi tham gia là đặt ra mục tiêu vừa phải và hãy là nhà đầu tư thay vì đầu cơ.

 

2. Tiền tiết kiệm

Có thể nói rằng 2 năm qua ngân hàng nhà nước thực thi chính sách nới lỏng nên đã hạ mạnh lãi suất điều hành. Theo đó, lãi suất tiền gửi hiện tại dao động từ mức 4.8% – 6% tùy thuộc vào từng Ngân hàng. Về cơ bản, đây vẫn là lãi suất thực dương so với lạm phát nhưng đã giảm mạnh rất nhiều so với trước kia từ 6-8%. Dự kiến năm 2022, Việt Nam sẽ quay lại đà tăng trưởng 6-7% mà Chính phủ đặt ra. Nhu cầu dòng vốn đầu tư sẽ gia tăng và đẩy lãi suất tăng lên. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều Quốc gia như Mỹ, EU đã tăng lãi suất từ năm 2021 để kiểm soát lạm phát. Dự báo lãi suất sẽ tăng nhưng không quá mạnh chỉ khoảng 50% điểm nhằm hỗ trợ cho đà hồi phục kinh tế.

 

3. Bất động sản

Tương tự với TTCK, kênh đầu tư này đã nổi lên mạnh mẽ trong năm qua. Sức nóng của nó đã lan rộng đến rất nhiều khu vực, từ thành thị đến nông thôn. Giá của Bất động sản (BĐS) đã tăng ít nhất 2 lần, có nơi 3 lần chỉ trong 1 năm ngắn ngủi. Câu chuyện đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua càng cho thấy sức nóng của nó.

Vậy điều này có phải là cơ hội với những người đến sau hay không thật khó để đánh giá. Tuy nhiên nếu nhìn vào lịch sử có nhiều nét tương đồng với những lần tăng giá đất trước đó, gần nhất là năm 2009. Sau đó khi cơ quản quản lý vào cuộc, lãi suất tăng lên đã đẩy rất nhiều người vào khó khăn. Điều này là bởi vốn dĩ tất cả các cuộc mua bán hiện nay mang tính đầu cơ cao, mua thấp bán cao và vay nợ lớn. BĐS lại là mặt hàng có tính thanh khoản kém, cần lượng vốn rất lớn nên khi khó khăn xảy ra thì đây là 2 rủi ro rất lớn mà NĐT phải đối mặt.

4. Vàng – Ngoại tệ

Vàng là nơi cất giữ tài sản của biết bao thế hệ người Việt và đến nay vẫn như vậy. Giá trị của Vàng cũng có mức tăng không hề nhỏ trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên đến nay vàng không còn nhiều hấp dẫn một phần bởi mức giá cao, phải bảo quản cất giữ và đặc biệt chịu sự quản lý điều tiết của Nhà nước.

Ngoại tệ đặc biệt là với những đồng tiền mạnh như US Dollar, Bảng Anh, EUR … cũng là mặt hàng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây là kênh khá kén chọn và không phải NĐT nào cũng đủ am hiểu để đầu tư. Điều cần nhất với kênh này là họ phải hiểu về chính sách kinh tế, tiền tệ của những đồng tiền mà họ chuẩn bị đầu tư để có đánh giá. Rủi ro lớn là Việt Nam là quốc gia không ủng hộ kênh đầu tư này, vì thế NĐT phải mua bán thật nên muốn có lời cần có lượng tài sản rất lớn. Chúng ta cần biết rằng biên độ chênh lệch tỷ giá là khá nhỏ và muốn có lãi thì vốn phải lớn.

5. Cuối cùng là tiền kỹ thuật số

Tiền kỹ thuật số, điển hình là đồng Bitcoin, dogecoin … Tuy nhiên với kênh này vô cùng rủi ro bởi Việt Nam không cho phép. Tất cả các kênh cung cấp dịch vụ đều trái phép và không được pháp luật bảo vệ.

Đây là bảng tổng hợp hiệu quả các kênh đầu tư tính theo thời gian, trong đó TTCK vẫn luôn là kênh hiệu quả nhất kể cả trong tương lai.

Nguyễn Hữu Bình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan